Chiến tranh thế giới thứ hai Bộ đội xung kích

Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hồng quân Liên Xô đã thành lập và tổ chức 5 Tập đoàn quân xung kích. Một bộ phận đáng kể trong số các đơn vị dẫn đầu các mũi tấn công của Hồng quân trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chính là các tập đoàn quân xung kích này. So với các đơn vị khác, những tập đoàn quân xung kích có tỉ lệ bộ binh, công binh và pháo dã chiến rất cao, tuy nhiên tính cơ động và tính bền bỉ trong tác chiến không được chú trọng bằng. Điểm đặc trưng của các tập đoàn quân xung kích Liên Xô chính là việc tận dụng tối đa hỏa lực pháo binh cấp tập đoàn quân nhằm đập nát các hỏa điểm và tuyến phòng ngự của quân phát xít Đức; đồng thời chúng cũng thường sở hữu các trung đoàn xe tăng hạng nặng nhằm bổ sung cho hỏa lực bắn thẳng vào các công sự Đức. Khi phòng tuyến địch đã bị đục thủng, các đơn vị cơ động hơn ở phía sau như xe tăng và bộ binh cơ giới sẽ tràn vào lỗ thủng và tiếp tục đột phá sâu vào bên trong hậu phương địch. Tuy nhiên, đến cuối cuộc chiến tranh, các Tập đoàn quân cận vệ Xô Viết thường có hỏa lực pháo binh cao hơn hẳn so với các tập đoàn quân xung kích này.

Một số tập đoàn quân xung kích nổi tiếng của Liên Xô có thể kể đến là Tập đoàn quân xung kích số 2 - đơn vị tác chiến trên mặt trận LeningradTập đoàn quân xung kích số 3, đơn vị đóng vai trò quan trọng trong Trận Berlin.

Ngoài ra, Hồng quân Xô Viết còn tổ chức các cụm tác chiến đặc biệt bao hàm nhiều loại đơn vị binh chủng khác nhau với biên chế chừng 80 người, tổ chức thành các tổ tác chiến nhỏ tử 6-8 người, và cụm chiến đấu này được yểm hộ chặt chẽ bởi hỏa lực của pháo dã chiến. Các cụm tác chiến này là các đơn vị chiến thuật có khả năng áp dụng các chiến thuật trong chiến tranh đô thị mà Hồng quân thường xuyên phải trải qua khi công kích các đội quân đồn trú Đức trong các "thành phố-pháo đài" (Festungsstadt).[3]